NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU CHÁY TRONG CÁC KIỂU RỪNG Ở ĐẮK LẮK PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG.

  • LƯU THẾ ANH
  • NGUYỄN VIẾT LƯƠNG
  • TÔ TRỌNG TÚ
  • HOÀNG THỊ HUYỀN NGỌC
  • LÊ BÁ BIÊN

Tóm tắt

                         Hiểu rõ kết cấu vật liệu cháy (VLC) và khả năng bắt cháy của các loại vật liệu trong các kiểu rừng khác nhau là rất cần thiết đối với công tác phòng chống cháy rừng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu kết cấu VLC trong 7 kiểu rừng khác nhau ở tỉnh Đắk Lắk - một địa phương có nguy cơ cháy rừng rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng vật liệu khô của rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa lớn nhất: 24,25 tấn/ha; tiếp đến là rừng trồng thông nhựa: 12,375 tấn/ha;

rừng nửa rụng lá: 8,25 tấn/ha; rừng trồng keo lá tràm: 5,978 tấn/ha; rừng trồng bạch đàn trắng: 5,626 tấn/ha; rừng khộp: 4,65 tấn/ha; và thấp nhất là rừng thường xanh: 4,125 tấn/ha. Kết quả phân cấp nguy cơ cháy dựa vào kết cấu VLC của các kiểu rừng cho thấy, rừng trồng thông nhựa ở cấp rất dễ cháy; rừng khộp và rừng trồng keo ở cấp dễ cháy; rừng trồng bạch đàn trắng, rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa, rừng nửa rụng lá và rừng thường xanh tái sinh ở cấp dễ bén cháy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-08
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI