VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

  • BÙI VĂN ĐẠO

Tóm tắt

                 Ngoài dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số (DTTS) di cư từ miền núi phía Bắc vào, Tây Nguyên còn có 12 DTTS tại chỗ sinh sống, nói 2 nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me và Nam Đảo. Các DTTS tại chỗ Tây Nguyên bước vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) từ sau năm 1975 đến nay với xuất phát điểm xã hội tự thân còn thấp. Trước ngày miền Nam giải phóng, dù chịu ảnh hưởng ít nhiều của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, nhưng về bản chất, các DTTS tại chỗ Tây Nguyên còn đang trong giai đoạn xã hội tiền giai cấp, hay giai đoạn xã hội mạt kỳ nguyên thủy, khác với xã hội đã trải qua chế độ phong kiến tập quyền phương Đông của dân tộc Kinh, cũng khác với xã hội đã trải qua chế độ phong kiến sơ kỳ hay chế độ cống nạp phương Đông của các DTTS mới đến từ miền núi phía Bắc. Trình độ phát triển KT-XH tự thân tiền giai cấp dẫn đến vai trò đậm nét của nhóm già làng các DTTS tại chỗ, tác động khác nhau đến tiến trình phát triển bền vững KT-XH, văn hóa và củng cố an ninh - chính trị Tây Nguyên những thập niên qua.

Trên cơ sở các nghiên cứu đã công bố và từ nguồn tài liệu thu thập qua đợt điều tra thực địa tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk trong năm 2013 của đề tài: “Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên” (mã số TN3/X18 thuộc Chương trình Tây Nguyên 3), bài viết nêu lên vai trò của nhóm xã hội già làng các DTTS Tây Nguyên và một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-14
Chuyên mục
Ý KIẾN NHÀ KHOA HỌC