CHẤM LƯỢNG TỬ BÁN DẪN VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG.

  • NGUYỄN QUANG LIÊM

Tóm tắt

Bài báo trình bày tổng quan những kết quả nghiên cứu về một số loại chấm lượng tử bán dẫn (CdSe, CdTe, InP, GaN, CuO, CuS, CuSe, và cấu trúc lõi/vỏ của chúng với vật liệu vỏ là CdS, ZnS hoặc TiO2). Nội dung trình bày bao gồm: (1) giới thiệu chung về chấm lượng tử bán dẫn loại I và loại II; (2) công nghệ chế tạo vật liệu; (3) các nghiên cứu vi hình thái và cấu trúc; (4) tính chất quang điện tử; và (5) một số minh họa ứng dụng của các chấm lượng tử bán dẫn có cấu trúc lượng tử loại I (làm vật liệu phát quang hiệu suất cao trong vùng phổ 440-800 nm, sử dụng trong chế tạo cảm biến huỳnh quang ứng dụng trong y sinh và nông nghiệp) và loại II (làm vật liệu quang xúc tác nano, có thể ứng dụng hiệu quả trong xử lý ô nhiễm môi trường). Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi cho rằng Việt Nam đã bắt đầu tham gia các nghiên cứu khoa học công nghệ vật liệu cấu trúc nano không quá muộn so với thế giới, trong đó có một số đề tài/lĩnh vực đạt trình độ cao, hoàn toàn có thể chia sẻ/hợp tác nghiên cứu với các phòng thí nghiệm tiên tiến trên thế giới; cũng như đã xác định được một số triển vọng ứng dụng cần được chú trọng đầu tư nghiên cứu để đi đến cùng, thực sự có được ứng dụng của loại vật liệu tiên tiến là chấm lượng tử bán dẫn.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-12
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI