SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH SPOT-5 VÀ GIS ĐỂ ƯỚC TÍNH VÀ GIÁM SÁT SINH KHỐI, CARBON Ở RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÙNG TÂY NGUYÊN

  • V BẢO HUY

Tóm tắt

        Thử nghiệm 3 phương pháp ước tính sinh khối và carbon rừng từ ảnh vệ tinh SPOT-5 cho thấy: i) Phương pháp phân loại phi giám định để phân chia rừng thành các lớp (class) và thiết lập mô hình quan hệ giữa tổng sinh khối thực vật trên mặt đất (TAGTB) với mã số các lớp (class-Id) để ước luợng TAGTB qua ảnh có độ tin cậy từ 72 đến 93%; ii) Phương pháp thiết lập hồi quy giữa TAGTB với giá trị ảnh (digital number - DN) để ước lượng TAGTB qua ảnh có độ tin cậy là 53%; iii) Phương pháp phân loại ảnh có giám định theo cấp sinh khối đạt độ tin cậy là 29% khi ước tính TAGTB qua ảnh. Như vậy, phương pháp phân loại ảnh phi giám định và thiết lập quan hệ giữa sinh khối với mã số của các lớp ảnh tỏ ra hiệu quả nhất. Kết quả cũng cho thấy, phối hợp giữa ước tính sinh khối rừng trên ảnh và các mô hình sinh trắc ước lượng sinh khối và carbon lâm phần trong hệ thống GIS sẽ giám sát được CO2 hấp thụ hoặc phát thải trong quản lý rừng theo thời gian.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-16
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI