MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN Ở VIỆT NAM.

  • NGUYỄN VĂN LIỄU
  • PHẠM CÔNG HOẠT

Tóm tắt

             Nhiệm vụ bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền ở Việt Nam đã được tiến hành từ lâu nhưng tản mạn trong các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1987 sau khi Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật thì một hệ thống lưu giữ, bảo tồn quỹ gen với sự tham gia của nhiều bộ/ngành và cùng với nó là các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý và bảo tồn, khai thác sử dụng nguồn gen mới lần lượt được xây dựng và ban hành. Với tầm quan trọng của nguồn gen trong bảo vệ tài nguyên sinh vật quốc gia, Nhà nước đã coi việc bảo tồn và lưu giữ quỹ gen động vật, thực vật và vi sinh vật là một nhiệm vụ KH&CN thường xuyên theo kế hoạch và được phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học để triển khai thực hiện.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-19
Chuyên mục
CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ