NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ DỰ BÁO CÁC DẠNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ở CÁC VÙNG ĐẬP, HỒ CHỨA.

  • PHAN TRỌNG TRỊNH
  • NGÔ VĂN LIÊM
  • NGUYÊN VĂN HƯỚNG

Tóm tắt

          Bài báo trình bày những kết quả bước đầu sau hai năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động địa động lực hiện đại khu vực Tây Nguyên phục vụ dự báo các dạng tai biến địa chất ở các vùng đập, hồ chứa và đề xuất các giải pháp phòng tránh”, mã số TN3/T06. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn Pliocene, toàn Tây Nguyên là một vùng kiến tạo bình ổn với sự hiện diện của bề mặt san bằng rộng khắp cả vùng. Đến cuối Pliocene, cùng với quá trình phun trào bazan rộng khắp Tây Nguyên là quá trình nâng lên mạnh. Hoạt động đứt gãy chỉ hạn chế ở một số đới mà chủ yếu là dọc đới đứt gãy Sông Ba. Chuyển động kiến tạo hiện đại thể hiện tốc độ chuyển dịch trung bình về phía đông khoảng 23 mm/năm và về phía nam khoảng 6-7 mm/năm. Tốc độ biến dạng nhỏ hơn 100x10-9 m. Các hoạt động địa chấn hầu như yếu ớt, chỉ có phần ven rìa phía bắc Tây Nguyên có khả năng phát sinh động đất kích thích. Khu vực này vẫn tiềm ẩn nguy cơ về phun trào của núi lửa. Tai biến trượt lở đất trong khu vực hầu như không liên quan với hoạt động kiến tạo hiện đại mà liên quan tới các yếu tố trọng lực, cơ lý đất, nước ngầm tạm thời và các hoạt động của con người. Vùng hồ chứa bùn đỏ Tân Rai và Nhân Cơ nằm trong khu vực bình ổn về kiến tạo, không thấy dấu vết của chuyển động phân dị trong giai đoạn Đệ Tứ. Đới đứt gãy Sông Ba có biểu hiện hoạt động trong giai đoạn Đệ Tứ nhưng kích thước đứt gãy hạn chế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-03
Chuyên mục
ĐỊA PHƯƠNG