KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VIỆC LÝ GIẢI SỰ THÀNH BẠI CỦA CÁC QUỐC GIA.

  • HỒ SĨ QUÝ

Tóm tắt

             Khát vọng phát triển xưa nay luôn là tâm thế thường trực của tất cả các quốc gia và của hầu hết các chính phủ. Nhưng ở mỗi thời đại lại thường chỉ có một số ít quốc gia đạt tới thịnh vượng. Và ngay cả khi đã đạt tới thịnh vượng, cũng không nhiều quốc gia giữ được thịnh vượng bền vững. Ở châu Á, khoảng 20 năm gần đây, tấm gương của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) đã trở thành sức ép đối với các nước đi sau. Giấc mơ thoát nghèo và khát vọng phát triển ám ảnh nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đã một thời từng không thua kém gì các con rồng khối NIEs như Việt Nam. Không nhất thiết phải giàu tài nguyên, không nhất thiết phải có quá khứ tư bản chủ nghĩa, ngày nay, chỉ cần vài ba chục năm, các nước đi sau có thể đến với công nghiệp hóa nhờ những nhân tố thuộc về con người, thuộc về tri thức và thuộc về quản lỹ vĩ mô. Mà con người, tri thức và quản lý vĩ mô lại là những bài học có vẻ cũng không đến nỗi quá khó trong các tài liệu khoa học xã hội (KHXH). KHXH đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các yếu tố cốt lõi của sự phát triển, chỉ ra bài học mà một số nước không thể “hóa rồng”. Và ngày nay, sự thành bại của các quốc gia đang trở thành đối tượng nghiên cứu của KHXH.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-03
Chuyên mục
Ý KIẾN NHÀ KHOA HỌC