NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH TÍNH TOÁN LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM.

  • NGUYỄN VĂN TÀI
  • CHU NGỌC KIÊN
  • NGUYỄN HOÀNG MINH
  • TRẦN THỊ THU HUẾ

Tóm tắt

                  Ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính (KNK), tăng trưởng theo hướng phát thải cácbon thấp được xem là một bộ phận hữu cơ của chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, những nghiên cứu định lượng về phát triển cácbon thấp nảy sinh như một nhu cầu tất yếu nhằm cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý ra quyết định về mục tiêu, lộ trình và các giải pháp hợp lý nhằm hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế theo hướng giảm dần mức phát thải KNK. Tại Việt Nam, nghiên cứu xây dựng lộ trình và xác định các nội dung chuyển đổi của nền kinh tế để đạt được các mục tiêu cắt giảm phát thải KNK hiện còn là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp mô hình hoá để tính toán, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cũng còn rất thiếu.

Do đó, trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng định hướng và các phương án giảm phát thải KNK trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, mã số BĐKH-12 thuộc Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (KHCN-BĐKH/11-15), việc nghiên cứu, áp dụng mô hình tính toán lượng phát thải KNK trong xây dựng và đánh giá các kịch bản phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam đã được tiến hành. Kết quả cho thấy, trong kịch bản BAU (giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện các biện pháp can thiệp) lượng KNK phát thải cho các năm 2020, 2030 và 2050 lần lượt là 40,6; 72,3 và 165,8 triệu tấn CO2 tương đương. Trong khi đó, các kịch bản CM1, CM2 và CM3, với sự can thiệp của các biện pháp/giải pháp quản lý và xử lý chất thải khác nhau, cho thấy lượng phát thải KNK giảm đi rõ rệt so với kịch bản BAU.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI