KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC QUẦN THỂ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG SÂM NGỌC LINH.

  • TRẦN BẢO TRÂM
  • NGUYỄN THỊ THANH MAI
  • NGUYỄN THỊ HIỀN

Tóm tắt

               Nghiên cứu được tiến hành với các mẫu đất trồng sâm Ngọc Linh (6 năm tuổi) tại Quảng Nam. Mẫu đất được lấy vào mùa mưa và mùa khô năm 2013-2014 ở các độ sâu khác nhau (0-15 cm, 15-30 cm). Kết quả phân tích một số đặc điểm của đất trồng sâm cho thấy, đất có pH thấp (4-4,5), độ ẩm cao (44-55%), độ xốp lớn (47-67%). Kết quả xác định thành phần và số lượng vi sinh vật cho thấy, trong đất trồng sâm có mặt đại diện các nhóm vi sinh vật chính: vi khuẩn (số lượng chiếm > 90% tổng số lượng vi sinh vật), xạ khuẩn và nấm mốc. Trong các nhóm có chức năng chuyển hóa khác nhau, nhóm vi sinh vật phân giải xenlulô chiếm ưu thế so với nhóm phân giải photphat khó tan và cố định nitơ. Nhìn chung, số lượng vi sinh vật trong mỗi nhóm không có sự khác biệt nhiều theo mùa nhưng có xu hướng giảm theo chiều sâu của đất (số lượng giảm từ 10-100 lần khi xuống độ sâu 15-30 cm).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-08
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI