MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BỨC XẠ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ.

  • MAI TRỌNG KHOA

Tóm tắt

               Hiện nay, ung thư là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao trên toàn thế giới. Việc sàng lọc, chẩn đoán sớm được bệnh ung thư là hết sức quan trọng để tăng tỷ lệ chữa khỏi, giảm tỷ lệ tử vong, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội. Tiến bộ của các phương tiện ghi hình, đặc biệt là ghi hình kết hợp (X-quang và y học hạt nhân) như PET/CT, SPECT/CT, PET/MRI… đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng giai đoạn bệnh và giúp lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Kết quả điều trị ung thư đã có những bước tiến đáng kể nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị cổ điển như phẫu thuật nội soi, các phác đồ hóa chất kết hợp, xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến thể tích, xạ trị định vị, xạ phẫu, mô phỏng xạ trị bằng PET/CT, cấy hạt phóng xạ, xạ trị trong mổ... cũng như việc tìm ra các phương pháp điều trị mới như điều trị đích, điều trị miễn dịch, điều trị miễn dịch phóng xạ, sử dụng proton và ion nặng. Ngày nay, điều trị ung thư đã tiến tới điều trị theo cá thể nhờ tiến bộ của các ngành hóa sinh miễn dịch, giải phẫu bệnh, từ đó giúp xác định các đặc điểm cụ thể của ung thư ở từng bệnh nhân. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư yêu cầu sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau như: chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, giải phẫu bệnh, sinh hóa, miễn dịch, phẫu thuật, xạ trị, nội khoa ung thư… nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho người bệnh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-19
Chuyên mục
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI