TỔNG HỢP VẬT LIỆU HẤP PHỤ DỰA TRÊN MÔ PHỎNG SAN HÔ.

  • L TK

Tóm tắt

           Những rạn san hô từ lâu được biết đến như một sản phẩm của tự nhiên có khả năng xử lý các ion kim loại độc hại trong lòng đại dương nhờ vào hình thái và vi cấu trúc độc đáo trên bề mặt của chúng. Dựa trên những đặc điểm này, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Monash, Úc) hợp tác với Trường Vật liệu và kỹ thuật hóa học (Đại học Anhui Jianzhu, Trung Quốc) đã chế tạo thành công một loại vật liệu mới dựa trên -Al2O3 có cấu trúc bề mặt dạng cuộn tròn giống san hô nhằm mục tiêu hấp phụ thủy ngân trong nước. Loại vật liệu hấp phụ mới này sở hữu diện tích bề mặt riêng lớn, cùng với khả năng phân bố các tâm hấp phụ trải đều trên bề mặt, tránh tụ hợp, đã thể hiện khả năng hấp phụ và loại bỏ thủy ngân một cách hiệu quả, cao gấp 2,5 lần so với các vật liệu hấp phụ thương mại hóa trên thị trường. Kết quả này không chỉ chứng tỏ tiềm năng ứng dụng của -Al2O3 dạng san hô trong lĩnh vực xử lý môi trường, mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ những nghiên cứu chế tạo vật liệu mô phỏng thiên nhiên trong tương lai.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-07-27
Chuyên mục
NHÌN RA THẾ GIỚI