NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN THƯỢNG LƯU ĐẾN THAY ĐỔI DÒNG CHẢY, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

  • TÔ QUANG TOẢN
  • TĂNG ĐỨC THẮNG

Tóm tắt

               Lưu vực sông Mê Công có diện tích khoảng 795.000 km2, chảy qua địa phận của 6 quốc gia: Trung quốc, Myanma, Lào, Thái lan, Campuchia và Việt Nam với chiều dài dòng chính là 4.800 km, tổng lượng dòng chảy hàng năm vào khoảng 450 tỷ m3. Sông Mê Công xếp thứ 21 trên thế giới về diện tích lưu vực, thứ 12 về chiều dài và thứ 8 về tổng lượng dòng chảy. Sông có mức độ da dạng sinh học cao với khoảng 1.300 loài thủy sản, sản lượng cá hàng năm đứng thứ 2 trên thế giới, lưu vực sông là nơi cung cấp lương thực cho khoảng 300 triệu người. Sông có tiềm năng thủy điện cao, vào khoảng 53.000 MW, trong đó 23.000 MW ở thượng lưu thuộc Trung Quốc, 13.000 MW ở dòng chính phía hạ lưu và hơn 17.000 MW là thủy điện dòng nhánh ở các nước hạ lưu vực. Các kịch bản phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng lưu nói chung và kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng chính nói riêng có thể gây tác động bất lợi đến chế độ dòng chảy, chất lượng nước, đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng chục triệu người dân phía hạ lưu. Bài báo trình bày một số kết quả đánh giá tác động có thể của các kịch bản phát triển thượng lưu đến thay đổi chế độ dòng chảy, môi trường và kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để thấy được mặt lợi cũng như bất lợi đối với vùng đồng bằng châu thổ trong tương lai để chủ động các giải pháp ứng phó.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-23
Chuyên mục
KHOA HỌC TỰ NHIÊN