ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VÙNG MIỀN NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM.

  • LƯƠNG ĐỨC TOÀN
  • NGUYỄN VĂN ĐẠO
  • TRẦN THỊ MINH THU
  • TRẦN MINH TIẾN

Tóm tắt

                   Đánh giá đất đai tại vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của FAO với diện tích đánh giá là 1.258.197,16 ha, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp hiện tại, đất rừng sản xuất và đất chưa sử dụng. Các loại/nhóm cây trồng chính được lựa chọn đưa vào đánh giá là: lúa nước, ngô, sắn, mía, chè, cà phê chè, cao su, cây ăn quả ôn đới và cây ăn quả nhiệt đới. Trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất của các loại/nhóm cây trồng được lựa chọn và đặc điểm tự nhiên của vùng, đã xác định các chỉ tiêu đưa vào đánh giá chất lượng đất và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) đó là: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, mức độ đá lẫn, khả năng tưới và độ phì nhiêu tầng đất mặt. Kết quả đánh giá cho thấy, tính chất đất đai của vùng là khá phức tạp và ít đồng nhất về địa hình, thành phần cơ giới, độ dày, loại đất... Vì vậy, trên bản đồ ĐVĐĐ đã xác định được 435 ĐVĐĐ. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho các loại/nhóm cây trồng được lựa chọn trên các ĐVĐĐ của vùng cho thấy: các cây trồng lựa chọn đều thích hợp với tính chất đất đai tại các tỉnh trong vùng, tuy nhiên mức độ thích hợp cao (S1) chiếm tỷ lệ thấp với diện tích được xác định lần lượt là: lúa nước 68.650 ha, ngô 174.415 ha, sắn 163.714 ha, mía 59.995 ha, chè 227.419 ha, cà phê chè 34.316, cao su 86.833 ha, cây ăn quả ôn đới 60.157 ha và cây ăn quả nhiệt đới 130,027 ha. Kết quả đánh giá đất đai này là một căn cứ quan trọng trong việc quy hoạch sử dụng đất cho vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-30
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP