Nhân giống in vitro loài Nưa konjac (Amorphophallus konjac) ở Việt Nam để bảo tồn và phục vụ sản xuất.

  • Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Công Sỹ, Hà Văn Huân...

Tóm tắt

Nưa konjac (Amorphophallus konjac) là một trong những loài Nưa có giá trị kinh tế được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... Củ Nưa konjac có chứa glucomannan là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Ở Việt Nam, loài Nưa konjac được tìm thấy mọc tự nhiên một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang... Hàm lượng glucomannan phân tích ở củ Nưa konjac Việt Nam là 44,97% khối lượng khô, gần tương đương với các giống Nưa konjac đang trồng ở Trung Quốc (hàm lượng khoảng 45-55%).Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nhân giống in vitro loài Nưa konjac ở Việt Nam để bảo tồn và phục vụ sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chồi đỉnh được khử trùng tốt nhất khi sử dụng dung dịch Javen 60% (NaClO) trong 12 phút, tỷ lệ mẫu sạch in vitro đạt 100%, tỷ lệ mẫu sạch tái sinh đạt 100%, thời gian mẫu nảy chồi là sau 15 ngày nuôi. Công thức môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để tái sinh chồi Nưa konjac in vitro là MS + 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 8 g/l agar + 30 g/l sucrose, trung bình đạt 5,22 chồi/mẫu và chiều cao trung bình của chồi là 3,84 cm, chất lượng chồi tốt. Công thức môi trường ra rễ tốt nhất là 1/2 MS + 8 g/l agar + 14 g/l sucrose + 0,4 mg/l IBA + 1 g/l than hoạt tính, tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình/chồi là 4,98, chiều dài trung bình của rễ đạt 2,67 cm, sau 7 ngày nuôi chồi bắt đầu ra rễ. Giá thể thích hợp nhất cho trồng cây Nưa konjac in vitro là 50% đất + 30% cát + 20% trấu hun, tỷ lệ cây sống cao nhất đạt 94,07% (sau 4 tuần trồng). Cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-27
Chuyên mục
Bài viết