Dấu ấn văn hóa tiền sử hang động miền núi biên giới Nghệ An.

  • Nguyễn Khắc Sử

Tóm tắt

Miền núi biên giới Nghệ An là nơi tập trung nhiều di tích tiền sử hang động, chứng kiến sự chiếm cư sớm của con người từ khoảng 60.000 năm trước (BP). Đây cũng là địa bàn nảy sinh một số di tích hậu kỳ Đá cũ, sơ kỳ Đá mới, tham góp vào sự hình thành các văn hóa trung kỳ Đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Quỳnh Văn và hậu kỳ Đá mới - văn hóa Bàu Tró. Sau 7.000 năm, ở vùng núi Nghệ An, cư dân cổ vẫn bảo lưu truyền thống văn hóa Hòa Bình như cư trú trong hang, săn bắt, hái lượm, đặc biệt là bắt các loài nhuyễn thể nước ngọt. Vào giai đoạn sơ kỳ Kim khí, một số cư dân đã rời hang, vươn ra chiếm lĩnh thềm cổ sông Lam, thực thi các hoạt động nông nghiệp cố định, đóng góp vào quá trình giao lưu, hội nhập và tiếp biến văn hóa Tiền Đông Sơn ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-28
Chuyên mục
Bài viết