Thiên tai - biến đổi khí hậu và bảo hiểm cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Khổng Thị Thanh Thảo

Tóm tắt

Trong những năm qua, hàng loạt thiên tai đã xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gây hậu quả vô cùng nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Là vựa lúa trọng điểm và đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo hàng năm, song cuộc sống của người dân trồng lúa ĐBSCL tuy khá hơn nhiều so với trước đây, nhưng luôn phải đối mặt với sự bất ổn do thiên tai, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong các loại hình trợ giúp người dân nhanh chóng vượt qua thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) có ý nghĩa quan trọng, sẽ là phương thức hiệu quả và thực tế nhất. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, BHNN trên toàn quốc nói chung và ở ĐBSCL nói riêng còn nhiều mặt hạn chế, chưa gắn với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Hơn nữa, qua diễn biến thiên tai và tình hình cứu trợ thiệt hại trong những năm qua, trong đó có đợt hạn - mặn 2016 cho thấy, hình thức cứu trợ của Nhà nước với người dân vùng thiên tai như hiện nay còn nhiều bất cập, vừa chưa kịp thời, vừa chưa sát với thực tế, đòi hỏi một cách làm mới hiệu quả hơn - đổi mới hình thức BHNN. Bài viết này chỉ bàn về BHNN liên quan đến thiên tai và đối tượng tập trung vào cây lúa.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-31
Chuyên mục
Bài viết