Nghiên cứu tổng hợp vật liệu trao đổi ion từ nhựa thải bằng phản ứng sulfo hóa dạng đồng thể, ứng dụng loại bỏ Cr3+ trong môi trường nước.

  • Phạm Thị Thúy, Nguyễn Quốc Hưng, Bart Vander Bruggen

Tóm tắt

Polystyrene thải từ cốc, đĩa nhựa dùng một lần được hòa tan trong dung môi cyclohecxane (C6H12) và biến tính bởi axit sulfuric (H2SO4) nồng độ 98% để tạo ra vật liệu trao đổi cation ứng dụng cho mục tiêu loại bỏ Cr3+ trong nước. Phổ hồng ngoại FTIR cho thấy có xuất hiện nhóm sulfonic ở vật liệu sau biến tính. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu phụ thuộc vào các điều kiện của phương pháp biến tính (nhiệt độ, thời gian biến tính…). Tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu được điều chế trong điều kiện tối ưu theo phương pháp này là 40,85 mg/g đối với crôm. Vật liệu nhựa thải polystyrene biến tính đã được chứng minh có các tính chất của nhựa trao đổi ion, cũng như có tiềm năng để loại bỏ Cr3+ trong nước.Từ khóa: crôm, nhựa polystyrene thải, phản ứng đồng thể, sulfo hóa, trao đổi ion.Chỉ số phân loại: 2.7 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-06-04
Chuyên mục
Bài viết