Đánh giá giá trị bảo tồn loài voọc Cát Bà tại Vườn quốc gia Cát Bà.

  • Bùi Thị Thu Trang, Hoàng Thị Huê

Tóm tắt

Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà là nơi tập trung nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Cát Bà, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Đặc biệt, voọc Cát Bà là loài quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất và được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển đàn voọc lại gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, ý thức bảo vệ của người dân chưa cao, hoạt động kinh tế, du lịch ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn sâu và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để lượng giá được giá trị bảo tồn loài voọc Cát Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 93% số hộ dân đồng ý sẵn lòng chi trả (WTP) để bảo tồn loài voọc Cát Bà với mức trung bình thu được là 37526,88 đồng/hộ/năm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch trong việc quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.Từ khóa: loài voọc Cát Bà, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, ước lượng giá trị bảo tồn, WTP.Chỉ số phân loại: 5.7
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-06-12
Chuyên mục
Bài viết