Xác định nồng độ Fe3+ trong nước sinh hoạt bằng phương pháp quét thế sóng vuông sử dụng điện cực platin.

  • Huỳnh Minh Tiến, Nguyễn Duy Linh, Nguyễn Vĩnh Sơn Tùng, Đoàn Đức Chánh Tín, Đ??

Tóm tắt

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến trong môi trường nước. Khi nồng độ ion Fe vượt quá giới hạn cho phép có thể gây hại đến môi trường nước và sức khỏe con người. Trong nghiên cứu này, phương pháp điện hóa quét thế sóng vuông (SWV) được ứng dụng để xác định nồng độ Fe3+ trong nước bằng điện cực platin. Trong khoảng thế làm việc từ 900 đến 100 mV, phương pháp SWV cho kết quả tốt nhất ở biên độ 60 mV, bước nhảy -2 mV và tần số 25 Hz. Bên cạnh đó, cường độ đỉnh dòng tăng tuyến tính trong khoảng nồng độ Fe3+ từ 0,3 đến 5 mg·L-1 trong dung dịch nền HCl 0,1 M. Ngoài ra, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng phép đo thấp (0,1 mg·L-1; 0,3 mg·L-1) với hệ số tương quan cao (R2=0,9986) đáp ứng tiêu chuẩn WHO về hàm lượng Fe3+ trong nước là 0,3 mg·L-1. Điện cực platin có thể được sử dụng để xác định hàm lượng Fe3+ trong nước sinh hoạt bằng phương pháp SWV.Từ khóa: điện cực platin, ion sắt, phương pháp quét thế sóng vuông (SWV).Chỉ số phân loại: 2.7
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-17
Chuyên mục
Bài viết