Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị.

  • Đặng Thúy Hà, Phan Thị Ngọc Lan, Trần Thị Thanh Huyền, Trần Thị Thu Hiền, Pha

Tóm tắt

Helicobacter pylori được xếp vào nhóm I các tác nhân vi khuẩn có thể gây ung thư ở người. Trái ngược với những triệu chứng điển hình ở người lớn, các biểu hiện của nhiễm H. pylori ở trẻ em thường nhẹ, không đặc hiệu và khó kiểm soát, do đó ít được quan tâm. Trong những năm gần đây, do sự bùng nổ của các chủng H. pylori kháng thuốc ở trẻ em cùng với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa nhiễm H. pylori thời thơ ấu (kể cả khi không có triệu chứng) với tình trạng ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành, việc phát hiện và điều trị H. pylori ở trẻ em nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Việc ra quyết định điều trị H. pylori đối với trẻ em thực sự là một thách thức đối với các nhà lâm sàng bởi số loại kháng sinh sử dụng được cho bệnh nhi khá giới hạn, đặc biệt đối với bệnh nhi dưới 8 tuổi. Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của vi khuẩn và bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhi nhằm tìm ra yếu tố nguy cơ cần chỉ định điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chủng CagA(+) làm tăng nguy cơ loét dạ dày lên 4 lần so với các chủng CagA(-). Tỷ lệ CagA(+) và tỷ lệ loét dạ dày của bệnh nhi tăng cao theo lứa tuổi (50% ở bệnh nhi dưới 5 tuổi và 79,2% ở bệnh nhi trên 11 tuổi). Đối với bệnh nhi dưới 5 tuổi dương tính với CagA(+)/vacs1m1m2 và có cha mẹ mang H. pylori cần được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ vì có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày lên hơn 6 lần. Từ khóa: CagA, H. pylori, trẻ dưới 5 tuổi, VacA.Chỉ số phân loại: 3.2
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-17
Chuyên mục
Bài viết