Lan kim tuyến (Anoectochilus): nhân giống, nuôi trồng, hoạt tính sinh học và tiềm năng ứng dụng

  • Hoàng Duy Vũ
  • Nguyễn Thị Luyến
  • Nguyễn Trương Phương Thảo
  • Phan Thị Ánh Ngọc
  • Nguyễn Văn Tịnh
Từ khóa: Hoạt tính sinh học, Lan kim tuyến, Nuôi trồng, Ứng dụng điều trị, Vi nhân giống

Tóm tắt

Lan kim tuyến là loài cây thuốc quý được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng và khai thác trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công bố nghiên cứu liên quan đến vi nhân giống, nuôi trồng, phân tích hàm lượng hợp chất thứ cấp và tiềm năng ứng dụng từ nhiều loài Lan kim tuyến khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp, cập nhật các thông tin về các điều kiện tối ưu trong quá trình nhân giống in vitro, nuôi trồng ex vitro, các hoạt tính dược lý và tiềm năng ứng dụng từ các loài: A. roxburghii, A. setaceus, A. formosanus, A. sikkimensis, A. regalis A. lylei, A. burmannicus và A. anamensis. Các kết quả nghiên cứu in vitro đã cho thấy nhân giống Lan kim tuyến bằng môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như BAP, kinetine, NAA và TDZ bằng cách nhân nhanh chồi, đốt thân và TCL. Thêm vào đó, loài lan này đã được nuôi trồng thành công với tỷ lệ sống sót đạt 100% bằng cách sử dụng phương pháp PBCM và tỷ lệ sinh trưởng tối ưu khi sử dụng giá thể là vụn xơ dừa, tro trấu, phân Nitrophoska® Foliar và bức xạ trung tính. Ngoài ra, Anoectochilus sp. có thành phần hợp chất thứ cấp rất đa dạng như axit stearic, axit palmitic, axit succinic, axit p-hydroxy cinnamic, o-hydroxy phenol, beta-sitosterol, daucosterol, gastrodin,… và gastrodigenisn gastrodigenin. Trong đó, thành phần hóa học chính là polysacaride, flavonoid, glycoside và kinsenoside, có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng để điều trị ho do nhiệt phổi và lao phổi, ho ra máu, đái ra máu, phù thận, rắn cắn, đái tháo đường, viêm gan cấp tính và mãn tính, bảo vệ thận, viêm khớp dạng thấp, ung thư, điều hòa miễn dịch.

Tác giả

Hoàng Duy Vũ

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, Trường đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nguyễn Thị Luyến

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, Trường đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nguyễn Trương Phương Thảo

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, Trường đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Phan Thị Ánh Ngọc

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, Trường đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nguyễn Văn Tịnh

Viện nghiên cứu Y sinh ứng dụng, Trường đại học Y Dược Buôn Ma Thuột;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Tịnh; ĐT: 0869340391; Email: nvtinh@bmtuvietnam.com.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-31