Thực trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở tỉnh Đắk Lắk

  • Vũ Trinh Vương
  • Ao Xuân Hòa
  • Đặng Thị Thu Vân
  • Nguyễn Thị Minh Phương
  • Vũ Trinh Nữ

Abstract

Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp, từ kết quả rà soát hộ nghèo năm 2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 được quy định tại Nghị định số 07/2021 của Chính phủ, để so sánh tỷ lệ các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở thành thị và nông thôn, cũng như mô tả các nguyên nhân nghèo dựa trên phân nhóm hộ nghèo. Kết quả cho thấy, hộ nghèo phần lớn ở nông thôn (chiếm 94,97%), hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (hơn 65%). Về các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ chỉ số thiếu hụt nhiều nhất ở thành thị là “bảo hiểm y tế”, ở nông thôn là “nhà tiêu hợp vệ sinh”. Chỉ số “tình trạng đi học của trẻ em” có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất ở nông thôn, trong khi ở thành thị là “phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin”. Các nguyên nhân nghèo của tỉnh phần lớn do không có đất và vốn sản xuất. Giải pháp đề xuất là ưu tiên các chính sách hỗ trợ đối với chỉ số có tỷ lệ hộ thiếu hụt còn cao của từng khu vực. Đồng thời, cần tăng cường giải quyết các nguyên nhân nghèo chủ yếu trên địa bàn tỉnh liên quan tới thiếu đất (ở thành thị) và vốn sản xuất (ở nông thôn)

Tác giả

Vũ Trinh Vương

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Vũ Trinh Vương; ĐT: 0986322321; Email: vtvuong@ttn.edu.vn

Ao Xuân Hòa

Phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Tây Nguyên

Đặng Thị Thu Vân

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Minh Phương

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Vũ Trinh Nữ

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

điểm /   đánh giá
Published
2023-12-31
Section
Khoa học Xã hội & Nhân văn