SÁCH GIÁO KHOA DO NGƯỜI VIỆT VIẾT – KHOẢNG TRỐNG CẦN TÔ ĐẬM TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THỜI PHONG KIẾN

  • Phạm Văn Thịnh
Từ khóa: biên soạn, giáo dục, phong kiến, sách giáo khoa

Tóm tắt

Sách giáo khoa do người Việt viết là một bộ phận làm nên sắc thái của nền giáo dục phong kiến Việt Nam, có thể gợi mở hướng nghiên cứu những giá trị lịch sử của kho tàng sách giáo khoa thời phong kiến. Sử dụng phương pháp lịch sử, bài viết này thu thập, hệ thống hoá các thể loại sách giáo khoa do người Việt viết để sử dụng trong dạy và học thời phong kiến. Kết quả cho thấy, các bậc danh Nho, khi làm quan hay dạy học đã viết ra khá nhiều sách giáo khoa theo các thể loại sách luân lý, sách diễn giảng kinh truyện, sách khoa học thường thức, sách tập làm văn, ngôn ngữ, truyện ký. Các thể loại sách này phù hợp và đáp ứng nhu cầu dạy và học đồng thời gợi mở một số vấn đề cần nghiên cứu như: nhu cầu viết sách, nhận thức, quan điểm giáo dục, phương pháp sư phạm thời xưa, kinh nghiệm quản lý sách giáo khoa tham khảo trong nhà trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-22
Chuyên mục
Bài viết