NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC ĐEN HẠI LẠC (ASPERGILLUS NIGER) BẰNG DỊCH CHIẾT LÁ TRẦU KHÔNG.

  • NGÔ THỊ MAI VI

Tóm tắt

Nghiên cứu về khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc bằng dịch chiết từ lá trầu không cho thấy: trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi xử lý hạt giống lạc bằng dịch chiết lá trầu không 5% trong 10 phút cho hiệu quả tốt nhất, với tỷ lệ mầm bình thường đạt 84,4%. Trong thí nghiệm chậu vại, nhà luới, ngâm hạt giống bằng dịch chiết lá trầu không 5% trong 10 phút kết hợp với phun dịch chiết lá trầu không 5% khi hạt nảy mầm khỏi mặt đất thì tỷ lệ mầm bình thường đạt tới 86,7%, tỷ lệ cây chết héo do nấm Aspergillus nige thấp nhất (2,2%). Ngoài đồng ruộng, khi xử lý hạt giống với dịch chiết lá trầu không 5% trong 10 phút kết hợp với phun dịch chiết lá trầu không 5% khi hạt nảy mầm khỏi mặt đất có tỷ lệ bệnh thấp nhất, hiệu lực phòng trừ của dịch chiết đối với A.niger là 81,3%. Từ việc ức chế nấm bệnh trên hạt giống và giảm tỷ lệ cây chết héo trên đồng ruộng của loại dịch chiết này đã giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn và góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất lạc.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI