QUÁ TRÌNH CHIẾM HỮU VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.

  • HỒ SĨ QUÝ

Tóm tắt

          Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các triều đại phong kiến Việt Nam thực thi từ rất sớm. Rõ nhất là từ đầu thế kỷ XVII và liên tục đến năm 1932, khi nước Pháp chính thức tuyên bố kế thừa và tiếp tục đại diện cho Việt Nam thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, hai quần đảo này bị Nhật Bản chiếm đóng trái phép. Nhưng ngay sau đó, năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, đại diện chính phủ Việt Nam đã long trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và được cộng đồng quốc tế ghi trong Hòa ước San Francisco ngày 8.9.1951.

Năm 1956, Trung Quốc chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, Trung Quốc lại dùng vũ lực tấn công chiếm đóng 3 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, do được đảm bảo bằng yếu tố tinh thần (Animus), nên không vì thế mà quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này bị gián đoạn.

Suốt từ thế kỷ XVII đến nay, bằng nhiều phương thức hữu hiệu cả về chính trị, pháp lý, quân sự, kinh tế, văn hóa... quá trình chiếm lĩnh và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra một cách thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-26
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI