QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM.

  • TRỊNH KHẮC MẠNH

Tóm tắt

              Cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã sưu tập được rất nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm ghi chép về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, thể hiện sự nhất quán lập trường quan điểm của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng quản lý tại quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư liệu rất có giá trị khoa học, là căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Nội dung của các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào ba vấn đề chủ yếu sau: hàng năm, Nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình; Nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển, đảo; Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa và các vùng biển ở Biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-26
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI