ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỔ HỢP ĐỂ DỰ BÁO QUỸ ĐẠO BÃO HẠN 5 NGÀY TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG.

  • TRẦN TÂN TIẾN
  • C CÔNG THANH
  • HOÀNG THỊ MAI
  • HOÀNG THU THỦY
  • BÙI MINH TUÂN

Tóm tắt

            Bài báo giới thiệu các phương pháp dự báo bão siêu tổ hợp: nuôi nhiễu (BGM), lọc Kalman (LETKF) và sử dụng các thành phần của dự báo tổ hợp toàn cầu. Các tác giả đã áp dụng phương pháp lọc nhân tố kết hợp với siêu tổ hợp để xây dựng phương trình siêu tổ hợp dựa trên các dự báo của các cơn bão trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Đã sử dụng các phương trình tìm được để dự báo cho các cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam trong năm 2012 và 2013.

Sai số khoảng cách cho các hạn dự báo 24, 48, 72, 96 và 120 giờ bằng phương pháp BGM trên mô hình RAMS (The Regional Atmospheric Modeling System) là khoảng 125, 197, 265, 275 và 354 km; bằng phương pháp LETKF trên mô hình WRF (Weather Research and Forecasting) là 145, 182, 290, 263 và 376 km; bằng phương pháp tích phân mô hình WRF với các trường ban đầu là các thành phần dự báo tổ hợp toàn cầu của NCEP (Trung tâm Dự báo môi trường Hoa Kỳ) là 107, 117, 272, 339 và 365 km. Kết quả này đáp ứng được yêu cầu hiện nay của vấn đề dự báo quỹ đạo bão hạn 5 ngày trên khu vực Biển Đông.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI